Kinh doanh quán cafe cần bao nhiêu vốn?

Mục lục

Mở quán cafe là một mô hình kinh doanh hiện nay khá “hót” với các bạn trẻ. Tuy nhiên, để kinh doanh quán cafe cần bao nhiêu vốn là câu hỏi của không ít người. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh quán cafe, bài viết dưới đây của Huế POS hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp một phần nào đó.

1 . Vốn đầu tư kinh doanh quán cà phê

Khi kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào, điều đầu tiên và quan trọng nhất của nhà đầu tư đó chính là vốn. Căn cứ vào số vốn bạn có mà bạn có thể xác định được quy mô và thiết kế quán sao cho phù hợp nhất với tình hình tài chính của mình. Vậy để đầu tư quán cafe bạn sẽ cần bỏ ra những loại chi phí sau:

Chi phí thuê mặt bằng

Kinh doanh quán cafe cần bao nhiêu tiền ?
Kinh doanh quán cafe cần bao nhiêu tiền ?

Để mở quán cafe, bạn cần tìm cho mình một mặt bằng. Trước khi quyết định thuê mặt bằng, bạn nên tìm hiểu kỹ xem mặt bằng đó có thuận lợi cho việc buôn bán không, chi phí xây dựng lại có nhiều không, an ninh có tốt không… Thông thường chi phí cho khoản thuê mặt bằng chiếm khoảng 30% tổng chi phí. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào địa điểm bạn thuê có diện tích lớn hay bé.

Nếu gia đình bạn có không gian, mặt bằng thì việc kinh doanh của bạn sẽ tiết kiệm chi phí hơn, không sợ việc bị lỗ.

Xem thêm: Top 5 phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất

Chi phí xây dựng, thiết kế quán cafe

Tiếp theo chi phí mở quán cafe cũng bao gồm cả kinh phí xây dựng quán theo nhu cầu của chủ quán.

Sau khi có được mặt bằng ưng y, bạn sẽ bắt tay vào xây dựng và thiết kế quán. Hiện nay, thị trường kinh doanh cafe cạnh tranh rất khốc liệt, chính vì thế, để thu hút khách hàng bạn cần trang trí làm sao để tạo điểm nhấn, sự khác biệt cho quán của mình.

Nếu không có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế quán, bạn có thể thuê một công ty thiết kế để hỗ trợ. Tuy nhiên, chi phí cho việc này thường khá tốn kém, do vậy bạn nên cân nhắc trước khi đưa ra quyết định.

Vốn đầu tư cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất của quán cafe ngoài địa điểm kinh doanh, bạn còn phải bỏ vốn ra để đầu tư trang thiết bị như quầy pha chế, lắp đặt hệ thống điện nước, bàn ghế, cốc, chén, đồ trang trí cho quán…

Hệ thống máy bán hàng, máy in hóa đơn, phần mềm quản lý cafe….

Ví dụ: Chi phí cơ sở vật chất khi mở quán cafe trong vòng 6 tháng sẽ bao gồm:

Hạng mục Chi phí
Thuê địa điểm kinh doanh 36 triệu (6 triệu/tháng)
Tủ quầy pha chế 15 triệu
Lắp đặt hệ thống điện nước 1,5 triệu
Bàn ghế cho khách ngồi 10 triệu
Đồ trang trí cho quán 7-10 triệu

Chi phí đầu tư kinh doanh quán cafe

Đặc thù khi kinh doanh quán cafe đó là bạn cần đầu tư các loại máy móc pha cafe cũng như lựa chọn nguyên liệu chất lượng để kinh doanh. Thông thường khoản chi phí này sẽ tiêu tốn khoảng 25% ngân sách khi mở quán cafe. Trong thời gian đầu mới mở, bạn chỉ nên mua nguyên vật liệu đủ dùng để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Kinh doanh quán cafe cần bao nhiêu vốn?
Kinh doanh quán cafe cần bao nhiêu vốn?

Chi phí thuê nhân viên

Thông thường một quán cafe mới mở sẽ cần khoảng 2-3 nhân viên phục vụ và pha chế. Thông thường lương của nhân viên pha chế thường cao hơn nhân viên phục vụ. Khi tuyển dụng bạn nên thỏa thuận mức lương sao cho hợp lý với ngân sách của mình.

Chi phí đăng ký kinh doanh quán

Để có thể kinh doanh quán café, bạn cần phải xin giấy phép kinh doanh của xã, phường nơi bạn mở quán. Chi phí xin cấp phép kinh doanh bao gồm: lệ phí đăng kí kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, ước tính khoảng 1.5 triệu đồng. Ngoài ra còn các chi phí khác như chi phí bảo hiểm, chi phí kinh doanh đồ uống có cồn,…

Chi phí mua phần mềm quản lý và marketing

Ngoài ra, để hỗ trợ điều khiển quán từ xa, một số quán còn đầu tư thêm phần mềm quản lý để hỗ trợ sắp xếp bàn cho khách cũng như phục vụ đồ cho khách nhanh hơn và chuyên nghiệp hơn tránh nhầm lẫn. Một phần mềm quản lý bán hàng có mức giá dao động khoảng 3 triệu. Tuy nhiên với những quán mới mở, vốn còn ít thì có thể cân nhắc khoản chi phí này để tiết kiệm hơn.

Marketing giúp cho quán của bạn được nhiều khách hàng biết đến, từ đó tăng doanh thu cho quán. Nếu có kinh phí bạn có thể thuê quảng cáo bên ngoài. Nhưng để tiết kiệm chi phí, bạn cũng có thể quảng cáo trên các trang mạng xã hội của mình.

Vốn duy trì quán

Những quán cafe thời gian đầu khi mới đi vào hoạt động, doanh thu thường chưa ổn định, chính vì thế bạn cần có một khoản vốn nho nhỏ để duy trì các chi phí của quán như tiền điện, nước, lương nhân viên, chi phí internet, chi phí mặt bằng mỗi tháng. Khoản chi phí này chiếm khoảng 25% tổng chi phí.

Chi phí phát sinh

Cần phải có một khoảng dự trù để chuẩn bị cho các trường hợp phát sinh cũng như duy trì hoạt động của quán trong trường hợp kinh doanh tẻ nhạt những tháng đầu. Với những quán cafe nhỏ, khoản dự trù cũng không cần quá nhiều, chỉ khoảng 15% ngân sách. Con số lý tưởng là 20 triệu.

2 . Một số mô hình quán cafe hiện nay

Quán cafe cóc

Đây là mô hình kinh doanh cafe đơn giản nhất và tốn ít chi phí nhất để bạn có thể khởi nghiệp. Với mô hình cafe cóc, bạn có thể mở tại vỉa hè, góc sân, lề đường… chỉ vài bộ bàn ghế, đôi ba chiếc cốc cùng nguyên liệu là bạn đã có thể bắt tay vào kinh doanh quán café rồi.

Ưu điểm của cafe cóc: Vốn ít, vận hàng dễ dàng và mọi đối tượng khách hàng đều có thể phục vụ.

Nhược điểm: Hiện nay, có rất nhiều mô hình quán cafe cóc xuất hiện, do vậy tính cạnh tranh rất cao. Ngoài ra, khi quán có nhiều khách, bạn sẽ không có chỗ ngồi để phục vụ khách hàng.

Một số mô hình quán cafe hiện nay
Một số mô hình quán cafe hiện nay

Cafe take away

Đây là mô hình cafe mang đi. Mô hình này chủ yếu phục vụ cho nhóm đối tượng khách hàng là nhân viên văn phòng, shipper… không có thời gian ngồi tại quán để thưởng thức. Để mở quán cafe này, bạn chỉ cần có trong tay số vốn khoảng 50 triệu đồng và một kiot nhỏ là đã có thể đi vào hoạt động.

Ưu điểm của cafe take away: vốn bỏ ra ít, khách hàng chủ yếu mua café mang đi nên không cần không gian và diện tích quán lớn.

Nhược điểm: phải mở quán ở những khu dân cư, văn phòng đông đúc người qua lại thì khả năng thành công mới cao.

Kinh doanh cafe sách

Kinh doanh cafe sách cũng là một gợi ý không tồi cho những ai vừa thích đọc sách vừa muốn thưởng thức một ly cafe nóng hổi. Với mô hình kinh doanh này, bạn không cần trang trí quá cầu kỳ, bởi sách mới là phần chủ đạo của quán, bạn hãy tìm mua những cuốn sách hay để trưng bày tại quán.

Tuy nhiên, khi mở quán cafe sách, bạn cần lựa chọn những không gian yên tĩnh, các bàn cách xa nhau để phục vụ khách hàng đọc.

Ưu điểm: Café sách thường có đối tượng khách ruột khá đông. Nơi đây còn là địa điểm sống ảo yêu thích của nhiều bạn trẻ.

Nhược điểm: Rất kén khách hàng, chỉ phục vụ cho các đối tượng tri thức là chủ yếu. Nếu địa điểm không đáp ứng được khách hàng thì khó có thể giữ chân được họ.

Xem thêm : Top 10 Máy Đếm Tiền Giá Rẻ Dưới 5 Triệu Đáng Mua

Cafe bóng đá

Mô hình cafe bóng đá hiện nay cũng được rất nhiều khách hàng ưa chuộng, nhất là trong những dịp có bóng đá thì các quán cafe này không đủ chỗ cho khách. Với mô hình quán cafe này bạn không phải đầu tư thiết kế quá nhiều, khách hàng đến đây chỉ cần thoải mái và được thỏa mãn đam mê bóng đá của mình.

Ưu điểm: Khách hàng không quá kén chọn không gian và đồ uống. Khách sẽ tập chung vào những mùa bóng cao điểm.

Nhược điểm: Khách chỉ tập trung vào mùa bóng, bình thường sẽ rất vắng vẻ. Nguy cơ hư hỏng vật dụng khi khán giả xem bóng có hành động quá khích.

Cafe âm nhạc

Quán cafe này có thể phục vụ nhiều đối tượng khách hàng. Khách hàng khi đến đây chủ yếu để được thỏa mãn đam mê ca hát của mình. Vậy nên, bạn cần đầu tư vào dàn thiết bị âm thanh để thỏa mãn khách hàng.

Ưu điểm: Có thể phục vụ nhiều đối tượng khách hàng, khách hàng đông vào buổi tối.

Nhược điểm: Phải đầu tư thiết bị âm thanh, ánh sáng tốt mới có thể giữ chân khách hàng quay lại quán những lần sau.

3 . Các bước để mở quán cafe

Để hoàn thiện và đi vào hoạt động quán cafe, bạn cần thực hiện các bước sau đây.

Bước 1: Xác định chi phí đầu tư và mô hình quán

Đầu tiên bạn phải nắm được số vốn trong tay mình có bao nhiêu để có thể lựa chọn mở quán lớn hoặc bé. Ngoài ra, bạn phải có ý tưởng, mong muốn mình sẽ mở mô hình quán cafe nào. Có như vậy bạn mới có thể hoạch định cũng như có ý tưởng cụ thể.

Có thể bạn quan tâm

Bước 2: Thiết lập bảng tiến độ dự án

Khi đã có ý tưởng mở quán, bạn sẽ phải điều chỉnh tiến độ hoàn thành quán để đi vào khai trương đúng ngày. Việc bám sát tiến độ sẽ giúp cho kế hoạch được thực hiện đúng quy trình đã đề ra.

Bước 3: Lập kế hoạch đầu tư

Một kế hoạch chi tiết, trong đó ghi rõ ràng những việc cần làm, ngân sách bao nhiêu, thực hiện thế nào… Kế hoạch càng chi tiết, khả năng thành công càng cao. Vì vậy, đừng hoạch định mọi thứ trong đầu, bạn phải ghi ra một bản cụ thể.

Bước 4: Phân tích thị trường và đối thủ

Bất kỳ kinh doanh ngành nghề nào cũng vậy, bạn cần phải đi tìm hiểu thị trường cũng như tình hình hoạt động của các đối thủ như thế nào, khảo sát về giá cả, cách phục vụ, menu, xu hướng… để có những gợi ý để lên ý tưởng thiết kế cho quán của mình sau này.

Bước 5: Chọn địa điểm phù hợp

Bạn nên chọn những địa điểm có khu dân cư đông đúc, càng ít sự cạnh tranh càng tốt để việc kinh doanh được thuận lợi hơn.

Bước 6: Thiết kế và trang trí quán

Khi đã có địa điểm kinh doanh phù hợp, bạn sẽ bắt tay vào trang trí và thiết kế quán. Nên chú ý thiết kế quán sao cho có những điểm nhấn để khách hàng có thể nhận diện thương hiệu.

Bước 7: Mua sắm đồ dùng và nguyên liệu

Bạn nên tham khảo những người đã có kinh nghiệm về kinh doanh café để có thêm kiến thức cũng như những địa chỉ mua nguyên liệu uy tín, chất lượng.

Bước 8: Lên menu cho quán

Chất lượng đồ uống là yếu tố quyết định cho việc khách hàng có quay lại với bạn nữa hay không. Hãy dành thời gian để tìm hiểu những món mới, thức uống hot trend, học thêm công thức pha chế… việc này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình kinh doanh.

Bước 9: Hoàn thiện thủ tục pháp lý

Để làm ăn lâu dài, bạn cần hoàn thiện các thủ tục pháp lý để mở quán cafe hợp pháp, ổn định.

Bước 10: Quảng cáo quán khi khai trương

Khi quán đi vào khai trương, bạn có thể mời bạn bè, người thân đến thưởng thức và giới thiệu khách hàng cho mình. Bạn có thể quảng cáo trên các trang mạng xã hội ngày, giờ khai trương cụ thể để nhiều người biết tới.

Bước 11: Vận hành và kiểm soát

Điều phối kinh doanh theo kế hoạch của bạn. Chú ý marketing và nâng cao chất lượng dịch vụ để đạt được doanh thu kỳ vọng.

Mong rằng, với những chia sẻ trên bạn đã có thêm cho mình những kiến thức bổ ích để bắt tay vào kinh doanh quán café. Chúc bạn sẽ thành công với những dự định kinh doanh của mình.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

UHF là gì? VHF là gì?

Tần số bộ đàm UHF và VHF là gì? khác nhau như thế nào?

Tần số UHF là gì? VHF là gì? Hai loại tần số này có điểm gì khác nhau? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết…
PHÂN BIỆT CÁC LOẠI MÁY IN MÃ VẠCH

Hướng dẫn cách phân biệt các loại máy in mã vạch

Máy in mã vạch (Barcode Printers) là một trong những thiết bị hỗ trợ cho các ngành công nghiệp. Bạn sẽ thấy chúng trong rất…

Kiến thức về giấy in nhiệt, giấy in bill giấy in hóa đơn

Kiến thức về giấy in nhiệt Giấy in nhiệt ( còn có tên gọi là giấy in bill, giấy in hóa đơn) là loại giấy rất…
Các phần mềm cài đặt tần số bộ đàm Kenwood

Phần mềm cài đặt tần số bộ đàm Kenwood – Motorola – icom …

Tầm quan trọng của việc cài đặt tần số bộ đàm Để sử dụng máy bộ đàm thì bạn cần phải cài đặt tần số…
Công nghệ in nhiệt gián tiếp (TTO)

Những ưu điểm nổi bật của in nhiệt gián tiếp

Tìm hiểu về Công nghệ in nhiệt gián tiếp (TTO) Công nghệ in nhiệt gián tiếp (TTO) được thiết kế để thay thế công nghệ…

Cách bấm dây mạng 4 sợi, kết nối mạng tại nhà

Cách bấm dây mạng 4 sợi và bấm dây mạng 8 sợi là mối quan tâm chung của nhiều người. Hướng dẫn bấm dây mạng…

Giấy in hóa đơn là gì? Các loại giấy in hóa đơn phổ biến hiện nay

Giấy in hóa đơn là gì? Giấy in hóa đơn tên thường gọi là giấy in bill, giấy in nhiệt là một phát minh mới nhất trong cuộc…

Các công nghệ cổng từ an ninh mới nhất hiện nay

Công nghệ cổng từ an ninh là một hệ thống chống trộm cắp hiệu quả về chi phí cho phép nhân viên tập trung vào khách…
Chia sẻ
Bỏ qua