Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Cấu tạo máy bộ đàm và nguyên lý hoạt động
Bộ đàm đã trở thành một thiết bị hỗ trợ liên lạc, trao đổi thông tin thông dụng trong cuộc sống. Với những công dụng và chức năng của chúng thì những kiến thức cơ bản của sản phẩm này đang được rất nhiều người thắc mắc. Bài viết hôm nay, chúng tôi xin gửi đến bạn thông tin cấu tạo bộ đàm và một số lưu ý khi sử dụng máy bộ đàm.
Bộ đàm là gì?
Máy bộ đàm là bộ máy thu phát tín hiệu vô tuyến hai chiều liên lạc thoại, có tác dụng liên lạc tức thì trong phạm vi từ 5-7 km giữa một máy với nhiều máy bằng truyền sóng vô tuyến. Đây được xem là dụng cụ không thể thiếu trong các lĩnh vực như an ninh, quân sự, nhà hàng, bảo vệ,…
Do đó, để đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của con người nên các hãng sản xuất bộ đàm luôn nghiên cứu và cho ra đời nhiều dòng máy có tính năng vượt trội để có thể ứng dụng nhiều hơn trong tương lai.
Cấu tạo bộ đàm
Bộ đàm có cấu tạo cơ bản gồm 4 bộ phận chính là máy thu, máy phát, chuyển đổi tín hiệu và nguồn điện.
- Máy phát: Đây là bộ phận có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu qua MIC, đồng thời tạo tần số dao động sóng mang. Khi đó, tín hiệu của đường truyền đi sẽ được rõ ràng và hạn chế tối đa tình trạng tín hiệu nhiễu môi trường bị thu vào. Ngoài ra, máy phát còn có chức năng mã hóa tín hiệu truyền đi.
- Máy thu: Là bộ phận thu sóng từ các bộ đàm khác trong cùng kênh tín hiệu và giải mã tín hiệu để truyền đến bộ phận chuyển đổi.
- Chuyển đổi tín hiệu: Đây là bộ phận có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ máy thu và thực hiện chuyển hóa thành âm thanh phát ra loa. Nó cũng là công cụ giúp đưa tín hiệu âm thanh thành tín hiệu đường truyền đi trong kênh đàm thoại.
- Nguồn điện: Bộ phận này cung cấp năng lượng cho máy hoạt động đảm bảo sự ổn định trong quá trình đàm thoại giữa các thiết bị bộ đàm với nhau.
Nguyên lý và sơ đồ hoạt động của bộ đàm
Máy bộ đàm hoạt động dựa trên nguyên lý đàm thoại 2 chiều với 1 luồng thoại. Có nghĩa là 1 người nói và cho phép nhiều người nghe cùng một lúc. Phím “Nhấn để nói” (Push to talk) trên thân máy bộ đàm cho khả năng liên lạc tức thì với mọi người.
Để giúp quý khách có hình dung rõ nhất về cách hoạt động, chúng tôi xin cung cấp sơ đồ mạch điện hoạt động của bộ đàm như sau:
Những lưu ý cần biết khi sử dụng bộ đàm
Máy bộ đàm hay bất cứ thiết bị công nghệ nào muốn đạt hiệu quả tối đa trong quá trình làm việc hay kéo dài tuổi thọ, tính bền bỉ thì phải tuân thủ tốt một số vấn đề sau:
- Thực hiện vệ sinh bộ đàm theo thời gian định kỳ: Thông thường, một trong số những nguyên nhân khiến bộ đàm có chất lượng âm thanh kém hoặc hiệu quả làm việc giảm sút chính là do yếu tố bụi bẩn và tác nhân ngoài môi trường như nhiệt độ, độ ẩm,…Chính vì thế, khách hàng hãy chú ý đến thời gian sử dụng để có thể thực hiện vệ sinh toàn bộ bên trong và bên ngoài máy.
- Tránh tiếp xúc nước: Trên thị trường hiện nay có khá nhiều bộ đàm của các hãng như bộ đàm Motorola, Kenwood, Icom,…cho khả năng chống thấm nước vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lợi dụng điều đó bởi thiết bị điện tử thường rất dễ hư hỏng khi tiếp xúc với nước bởi, chức năng chống nước cũng chỉ là giải pháp bảo vệ ở mức giới hạn nhất định chứ không thể tuyệt đối.
- Không xịt hóa chất hay dung môi trực tiếp lên bộ đàm: Đặc biệt là đối với loại máy có bộ phận màn hình hiển thị rất nhạy cảm, có thể hư hỏng màn hình tức thì. Thay vào đó, hãy sử dụng khăn mềm hơi ướt rồi nhẹ nhàng lau qua cho sạch.
- Nghiêm cấm không sạc trực tiếp bộ đàm với nguồn điện.
- Không nắm đầu anten khi vận hành máy: Anten là bộ phận làm nhiệm vụ thu phát tín hiệu, đảm bảo chất lượng âm thanh. Do đó, hành động nắm đầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu phát và gây ra gãy anten.
Với những chia sẻ bên trên, hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm thông tin kiến thức về cấu tạo bộ đàm. Để giải đáp các thắc mắc, quý khách vui lòng để lại nhận xét và bình luận bên dưới. Chúng tôi sẽ tổng hợp và phân tích các vấn đề, đảm bảo chính xác và nhanh chóng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!